Tuyển sinh đại học ngành Công nghệ nông nghiệp trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN năm 2020
1 – NGÀNH TUYỂN SINH
KỸ SƯ CÔNG NGHỆ NÔNG NGHIỆP (ENGINEER IN AGRICULTURAL TECHNOLOGY )
* Mã xét tuyển: CN10
* Chỉ tiêu tuyển sinh (dự kiến): 60 sinh viên/khóa
Tổ hợp xét tuyển :
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Anh
- A02: Toán, Lý, Sinh
- B00: Toán, Hóa, Sinh
2 – CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
- Chương trình đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ Nông nghiệp chia làm hai chuyên ngành: Nông nghiệp kỹ thuật số và Công nghệ sinh học Nông nghiệp. Chương trình đào tạo các kỹ sư công nghệ với các chuyên môn: công nghệ thông tin và truyền thông, tự động hóa, công nghệ sinh học có các hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực nông nghiệp nhằm ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp, góp phần tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, giá trị cao, an toàn và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Thời gian học 4,5 năm.
- “Học bằng làm”
- Đội ngũ giảng viên có trình độ cao (100% Tiến sỹ, nhiều GS, PGS).
3 – VỊ TRÍ VIỆC LÀM
- Kỹ sư công nghệ nông nghiệp tại các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao:
– Chuyên lập trình, chế tạo, vận hành thiết bị nông nghiệp công nghệ cao dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và truyền thông, kỹ thuật điều khiển.
– Chuyên nhân giống, trồng cây trong vườn ươm, tạo các chế phẩm sinh học nông nghiệp công nghệ mới, bảo quản chế biến nông sản, kiểm định chất lượng nông sản. - Cán bộ quản lý dự án, quản lý và tư vấn chính sách về nông nghiệp công nghệ cao ở các sở và bộ.
- Nghiên cứu viên và giảng viên về lĩnh vực công nghệ và công nghệ nông nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
- Các vị trí khác liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, điều khiển tự động và công nghệ sinh học.
4 – CƠ SỞ VẬT CHẤT
Giảng đường được trang bị các thiết bị đa phương tiên và điều hòa.
Phòng máy tính chất lượng cao. Wifi phủ sóng toàn trường
Khu nhà màng phục vụ thực nghiệm nông nghiệp.
Thư viện online và offline với nhiều sách học và tham khảo miễn phí.
KTX an toàn, tiện nghi, sạch sẽ, có wifi.
Cung liên hợp thể thao đầy đủ tiện nghi, hiện đại.
5 – HỌC TẬP VÀ NGOẠI KHÓA
Sinh viên được đi tham quan, học tập tại các viện, doanh nghiệp, nông trại 4.0 trong quá trình học tập.
Sinh viên tham gia CLB Nguồn nhân lực, CLB Sinh viên khởi nghiệp
Sinh viên Khoa Công nghệ Nông nghiệp đạt giải nhất giải bóng chuyền.
Sinh viên và các thầy cô tham gia các hoạt động văn nghệ, đoàn thể.
6 – HỌC BỔNG
- Học bổng Odon Vallet 7.5 triệu VNĐ/ năm
- Học bổng Toshiba 25 triệu VNĐ/ năm
- Học bổng Honda YES 3000 USD + 1 xe máy
- Học bổng PonyChung 500 USD/ năm
- Và nhiều học bổng giá trị khác….
7 – HỢP TÁC
Khoa CNNN, trường ĐHCN, ĐHQGHN hợp tác với các doanh nghiệp, viện nghiên cứu để thực hiện mô hình Trường – Viện – Doanh nghiệp nhằm thúc đẩy các hoạt động thực tập cho sinh viên và đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực CNNN. Các đơn vị hợp tác: Hiệp hội nông nghiệp số Việt Nam (VIDA), công ty TNHH VinEco, công ty TNHH Yamabunn (Nhật Bản), công ty TNHH Agrimedia, Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), Trường Đại học Tổng hợp QG Belarus, Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Nông hóa thổ nhưỡng, Viện Bảo vệ thực vật. Trung tâm rau – hoa – quả, viện CNSH nông nghiệp…
Hiệp hội nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) sẽ bao đầu ra sinh viên ngành CNNN cho các doanh nghiệp thuộc hiệp hôi và hỗ trợ các hoạt động để sinh viên tiếp xúc thực tế với doanh nghiệp nông nghiệp.
8 – Ý KIẾN CỦA CHUYÊN GIA VÀ SINH VIÊN
ÔNG TRƯƠNG GIA BÌNH – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần FPT, Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA)
“Ngành nông nghiệp của Việt Nam đang chứng kiến những khởi sắc rõ rệt nhất với những triển vọng to lớn, hứa hẹn sẽ là một trong những ngành đạt được bứt phá trong tương lai.” Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) ra đời nhằm củng cố sức mạnh tập thể, tinh thần đoàn kết, tập hợp nguồn lực để cùng lan tỏa và phát triển nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng số hóa với mục tiêu tối thượng “Giàu từ Nông nghiệp”
BÀ PHẠM MỸ LINH – Giám đốc phụ trách sản xuất VinEco khu vực miền Bắc
“Nông nghiệp công nghệ cao đang rất cần các kỹ sư về công nghệ và có hiểu biết về nông nghiệp để có thể thiết kế, chế tạo, sửa chữa hệ thống thiết bị nông nghiệp công nghệ cao cho nông nghiệp.”
ÔNG MATSUMURA – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Yamabun Nhật Bản“Nông nghiệp của Việt Nam đang rất tập trung vào khâu canh tác, nhưng để sản xuất được nông sản đảm bảo an toàn và đến tay người tiêu dùng thì cần phải làm đủ 5 công đoạn: canh tác, bảo quản, chế biến, logistics và marketing. Chính vì vậy, kỹ sư CNNN cần có hiểu biết về chuỗi giá trị nông nghiệp, thị trường công nghệ nông nghiệp trong nước và quốc tế, có khả năng quản lý các dự án nông nghiệp công nghệ cao, hệ thống sản xuất nông sản và chất lượng nông sản”.
Sinh viên HOÀNG THỊ HỒNG NGA – Thủ khoa đầu vào ngành Công nghệ nông nghiệp
Bước chân vào cánh cổng Trường ĐHCN mình cứ ngỡ sẽ cặm cụi với màn hình laptop cùng những dòng code khô khan, nhưng thực sự nơi đây không thiếu các hoạt động bùng cháy tuổi thanh xuân, tiêu biểu như UET CONNECT. Học đại học càng đáng giá hơn nữa bởi ngành CNNN đang rất hot mà mình đã chọn. Với tiềm năng nông nghiệp nước nhà trong thời đại 4.0 cùng niềm đam mê công nghệ thì đây là ngành học hoàn toàn phù hợp với bất cứ ai hướng tới nền nông nghiệp công nghệ cao.
Sinh viên NGUYỄN NHƯ DUY – Khát vọng khởi nghiệp nông nghiệp bằng công nghệ
“Nông nghiệp là lợi thế kinh tế của Việt Nam, không ai quay lưng với lợi thế của mình!” Nhưng trong xã hội 4.0, nông nghiệp cần phải có bước chuyển mình căn bản. Để đáp ứng nhu cầu đó của xã hội, chúng tôi đã tiên phong là những sinh viên khoá đầu tiên của khoa CNNN. Còn bạn? Liệu bạn có đủ tự tin để cùng chúng tôi cống hiến cho nền nông nghiệp Việt Nam, cho người nông dân, hay suy cho cùng là cho chính bản thân bạn?”
9 – LIÊN HỆ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ, ĐHQGHN
Địa chỉ: Nhà E3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024.37547865; Fax: 024.37547460. Hotline: 0334.924.224
Website: http://www.uet.vnu.edu.vn
Email: TuyensinhDHCN@vnu.edu.vn
Chào mừng bạn đến với Khoa Công Nghệ Nông nghiệp – Trường Đại học Công nghệ – ĐHQGHN !