Học Ngành Công nghệ nông nghiệp ra làm việc ở đâu?

Kỹ sư CNNN với hai chuyên ngành đào tạo:

– Nông nghiệp kỹ thuật số
– Công nghệ sinh học nông nghiệp

Có thể làm ở các vị trí sau:

  • Kỹ sư công nghệ nông nghiệp kỹ thuật số tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và sử dụng các thiết bị nông nghiệp công nghệ cao: chuyên thiết kế, chế tạo, lập trình, lắp đặt, vận hành hệ thống và thiết bị nông nghiệp công nghệ cao dựa trên nền tảng kỹ thuật điều khiển, công nghệ thông tin và truyền thông.
  • Kỹ sư công nghệ sinh học nông nghiệp: sử dụng các công nghệ cao để nhân giống, trồng cây trong vườn ươm, chuyển giao công nghệ, tạo các chế phẩm sinh học nông nghiệp công nghệ mới, bảo quản chế biến nông sản, kiểm định chất lượng nông sản.
  • Cán bộ quản lý dự án nông nghiệp công nghệ cao, cán bộ quản lý và tư vấn chính sách về nông nghiệp công nghệ cao ở các sở/ bộ Khoa học Công nghệ và sở/bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
  • Nghiên cứu viên và giảng viên về lĩnh vực công nghệ và công nghệ nông nghiệp trong các cơ sở giáo dục và cơ sở nghiên cứu về nông nghiệp và công nghệ.
  • Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ và công nghệ nông nghiệp.
  • Các vị trí khác liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin, điện tử viễn thông, điều khiển tự động và Công nghệ sinh học.

Ví dụ công việc cụ thể như:

  • Trong trồng trọt:
– Thiết kế điều khiển tự động hệ thống nhà lưới, lập trình điều khiển tự động các hệ thống tưới nước và cung cấp phân bón cho cây trong nhà lưới bằng smartphone tùy theo nhiệt độ, độ ẩm môi trường và nhu cầu của cây trồng
– Phát triển các phần mềm quản lý và ra quyết định dựa vào dữ liệu lớn
– Phát triển các phần mềm kết nối nông dân với thị trường, người bán giống với người mua giống, người bán nông sản với người mua nông sản,  dự báo dịch bệnh, mùa màng,  khuyến nghị về thời vụ cây trồng, chế độ phân bón, cảnh báo sâu bệnh, diệt cỏ kỹ thuật số…
– Thiết kế chế tạo cảm biến nhiệt độ, độ ẩm, dinh dưỡng
– Chế tạo phân bón thông minh, bảo vệ thực vật
– Nhân giống các cây trồng cho các loại đối tượng có giá trị kinh tế cao như: rau, hoa, cây giống, nấm ăn và nấm dược liệu.
  • Trong chăn nuôi và thủy sản: gắn thiết bị cảm biến lên từng vật nuôi để theo dõi, thu thập và xử lý dữ liệu để đưa ra khuyến cáo; xử lý chuồng trại, môi trường bằng công nghệ cao
    • Trong khuyến nông: số hóa các thông tin về giá, đặc điểm các loại nông sản, kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, các thông tin về dịch hại, quản lý thông tin qua IoTs và cung cấp cho nông dân thông tin qua di động để giảm thiểu vấn đề được mùa mất giá;
    • Trong khâu marketing và tiêu thụ: marketing trực tuyến, truy xuất nguồn gốc trực tuyến